Sau năm 1997 Tuyên_bố_chung_Trung-Anh

Thuở ban đầu

Ngày 1 tháng 7 năm 1997, cuộc chuyển giao Hồng Kông diễn ra đúng lịch trình. Hồng Kông có khu kỳ mới và Tòa nhà Hoàng tử xứ Wales đổi tên thành Tòa nhà Bộ đội Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đóng ở Hồng Kông. Các hộp thư được sơn lại xanh lục theo đại lục. Tên đường vẫn giữ nguyên nhưng các tổ chức như Hội Đua ngựa Hồng Kông phải bỏ hai chữ “Hoàng gia”, ngoại trừ Hội Du thuyền Hồng Kông Hoàng gia.[21]

Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, tuy chính quyền Hồng Kông thi hành các biện pháp có Trung Quốc hợp tác nhưng vẫn được tự trị.[22]

Chính quyền Đặc khu đôi khi xin đại lục dự vào nội sự. Ví dụ: năm 1999, chính quyền Đặc khu xin Quốc vụ Viện nhờ Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc giải thích một điều khoản của Luật Cơ bản, bởi theo Tòa án Chung thẩm Hồng Kông thì lên đến 1.6 triệu người dân đại lục có thể vào Hồng Kông. Trung Quốc bãi bỏ phán quyết của tòa.[23]

Sức ép của đại lục cũng rõ rệt. Ví dụ: năm 2000, sau khi Trần Thủy Biên thuộc phe độc lập đắc cử tổng thống Đài Loan, một viên chức đại lục cấp cao ở Hồng Kông răn các nhà báo đừng đưa tin. Một viên chức cấp cao khác bảo doanh nhân chớ làm ăn cùng người Đài Loan thuộc phe độc lập.[23]

Trong hội nghị ở Bắc Kinh năm 2007, Ngô Bang Quốc, cựu Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, nói là “Hồng Kông được mức tự trị cao chính là vì chính phủ trung ương cho phép vậy.”[24]

Diễn biến sau năm 2010

Năm 2014, trong khi Phong trào Dù dâng lên, Đặc ủy Ngoại giao Anh bị Trung Quốc cấm nhập cảnh Hồng Kông theo lịch trình tháng 12 để điều tra tiến triển của việc thi hành Tuyên bố chung. Trong cuộc tranh luận khẩn ở quốc hội Anh về lệnh cấm không tiền, chủ tịch của ủy ban Richard Ottaway tiết lộ rằng Trung Quốc nhận bản Tuyên bố chung “là chỉ có hiệu lực từ ngày ký kết năm 1984 đến ngày chuyển giao năm 1997.”[25]

Năm 2016, Caroline Wilson là Tổng Lãnh sự đóng ở Hồng Kông nói rằng các vụ mất tích ở Hiệu sách vịnh Đồng La vi phạm bản Tuyên bố chung.[26]

Tháng 7 năm 2017, người phát ngôn của bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ứng đáp Ngoại trưởng Anh Boris Johnson thúc giục các cải cách theo dân chủ[27][28] mà nói rằng hiệp ước chuyển giao Hồng Kông “thuộc về sách sử, đã mất giá trị thực tế” và “chính phủ trung ương chẳng phải theo bản Tuyên bố chung mà trị Hồng Kông. Anh không có quyền làm chủ, trị, và giám sát Hồng Kông sau cuộc chuyển giao.”[29][30][31][32][33] Bộ Ngoại giao Anh phản đối quan điểm, nói rằng “bản Tuyên bố chung là hiệp ước theo luật quốc tế, đã gởi Liên hiệp Quốc và còn hiệu lực. Chính phủ Anh là bên cùng ký đoan giám sát việc thi hành một cách cặn kẽ.” Trung Quốc tố Anh là giữ "lối tư duy thực dân".[34][35][36]

Biểu tình Hồng Kông năm 2019-20

Tháng 8 năm 2019, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thúc Trung Quốc tôn trọng pháp luật Hồng Kông trong bối cảnh biểu tình ở Đặc khuthương chiến Trung-Mỹ. Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc nhắc rằng “mực của hiệp ước đã hết hiệu lực từ rất lâu rồi” và đả kích Mỹ dùng văn kiện để “can thiệp vào nội sự Trung Quốc.”[37]

Các nước ở Hội nghị thượng đỉnh G7 thứ 45 đồng ý là:[38]

G7 tái khẳng định sự tồn tại và quan trọng của bản Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 và thành thật xin tránh bạo lực.

Ngày 27 tháng 9 năm 2019, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức khẳng định là không nước hoặc tổ chức nào có quyền nhúng tay vào nội sự của Trung Quốc.[39]

Ngày 3 tháng 9 năm 2019, Thượng Nghị sĩ Mỹ Marco Rubio viết trong bài nghị luận[40] cho báo The Washington Post rằng:

Rõ ràng là Đảng Cộng sản Trung Quốc đang nuốt lời hứa cho Hồng Kông được tự trị cao trong hiệp ước năm 1984 còn hiệu lực với Anh, trong Luật Cơ bản Hồng Kông, và trong sự tiếp cận Mỹ và các nước khác về mặt ngoại giao.

Chính phủ Anh tuyên bố rằng nếu Trung Quốc làm Luật Giữ gìn quốc an ở Hồng Kông thì sẽ cho ba triệu cư dân Hồng Kông, là mọi người sinh ra trước cuộc chuyển giao, xin làm quốc dân Anh hải ngoại và mở đường cho họ làm công dân Anh. Người phát ngôn của bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bảo Anh “lùi bước, không thì sẽ có hậu quả” và nói rằng “không có một từ hoặc khoản trong bản tuyên bố chung giao phó Anh trách nhiệm nào về Hồng Kông sau cuộc giao trả.”[41]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuyên_bố_chung_Trung-Anh http://www.fmprc.gov.cn/web/fyrbt_673021/t1474476.... http://www.csmonitor.com/1996/0610/061096.intl.int... http://public.eblib.com/EBLPublic/PublicView.do?pt... http://www.scmp.com/news/hong-kong/article/1654603... http://www.hkbu.edu.hk/~pchksar/JD/jd-full1.htm http://www.cmab.gov.hk/en/issues/jd2.htm http://www.cmab.gov.hk/en/issues/joint2.htm#3 http://www.cmab.gov.hk/en/issues/joint3.htm http://sunzi1.lib.hku.hk/bldho/ http://news.rthk.hk/rthk/ch/component/k2/1339261-2...